Những điều cần biết về đại lý thuế

đại lý thuế là gì

Đại lý thuế là gì

Theo Thông tư 10/2021/TT-BTC ngày 26/01/2021 thì đại lý thuế là doanh nghiệp đáp ứng điều kiện và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. 

Đại lý thuế ở Việt Nam ra đời năm 2008, muộn hơn so với các nước trong khu vực. Ví dụ như: Nhật Bản năm 1942, Hàn Quốc năm 1962, Indonesia năm 1965, Trung Quốc 1995. Nguồn: Tổng cục Thuế

Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 43.000 người làm việc tại 730 đại lý thuế trên phạm vi toàn quốc. Nếu tính cả nhân viên đại lý thuế tập sự thì con số rơi vào khoảng 60.000 người. Thành phố Hồ Chí Minh có 268 đại lý thuế. Hà Nội có 231 đại lý thuế. Đây là cả một quá trình phát triển bền bỉ và to lớn của đại lý thuế tại Việt Nam.

đại lý thuế là gì

Nghề đại lý thuế tạo được nguồn thu nhập tốt. Rất nhiều anh chị làm đại lý thuế có sự nghiệp phát triển rất tốt, có đủ tài chính cho con du học, học các trường quốc tế…

Việt Nam có khoảng 740.000 doanh nghiệp. 10% trong số đó (74.000 doanh nghiệp) sử dụng các dịch vụ của đại lý thuế, chưa kể hộ kinh doanh.

Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 dành hẳn một chương (Chương XII) nói về hành nghề đại lý thuế nhằm yêu cầu trình độ cao hơn nữa của đại lý thuế.

Đại lý thuế tiếng anh là gì

Đại lý thuế tiếng Anh là Tax Agents. Thuật ngữ “Tax Agents” được Chính phủ Australia sử dụng trong Luật Các dịch vụ của Đại lý thuế 2009 (Tax Agent Services Regulations 2022). Nguồn: https://www8.austlii.edu.au/cgi-bin/viewdb/au/legis/cth/consol_reg/tasr2022306/

Điều kiện mở đại lý thuế – mở đại lý thuế cần những gì?

Để mở đại lý thuế, doanh nghiệp cần đáp ứng 02 điều kiện cơ bản.

02 điều kiện hành nghề đại lý thuế được quy định tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BTC ngày 26/01/2021 của Bộ Tài chính, cụ thể là:

  1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
  2. Có ít nhất 02 người được cấp chứng chỉ đại lý thuế, làm việc toàn thời gian;

Đại lý thuế có được làm dịch vụ kế toán?

Câu trả lời là đại lý thuế được làm dịch vụ kế toán.

Điều kiện:

+ Có ít nhất một nhân viên có chứng chỉ kế toán viên làm việc toàn thời gian.

+ Đăng ký cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.

Hồ sơ xin phép thành lập đại lý thuế:

  1. Đơn đăng ký cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh;
  2. Chứng chỉ đại lý thuế của tối thiểu 02 nhân viên;
  3. Chứng chỉ kế toán viên (nếu đăng ký làm dịch vụ kế toán);
  4. Hợp đồng lao động;

Đại lý thuế có quyền nghĩa vụ gì và được làm những gì

Theo Điều 24 Thông tư 10/2021/TT-BTC ngày 26/01/2021 của Bộ Tài chính, đại lý thuế có quyền nghĩa vụ sau:

  1. Kê khai thuế cho khách hàng đúng phạm vi ghi trong giấy phép.
  2. Duy trì và đảm bảo các điều kiện được cấp phép trong suốt thời gian hoạt động.
  3. Tuyển dụng và quản lý nhân viên đại lý thuế theo đúng quy định.
  4. Tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế, kế toán khi thực hiện các dịch vụ theo hợp đồng đã ký với người nộp thuế.
  5. Không được thông đồng với công chức thuế, người nộp thuế để vi phạm pháp luật về thuế.
  6. Thay mặt người nộp thuế cung cấp, giải trình theo yêu cầu của cơ quan thuế để chứng minh tính chính xác của hồ sơ thuế.
  7. Giữ bí mật thông tin người nộp thuế.
  8. Gửi báo cáo đến Cục Thuế qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế:

Đại lý thuế ngoài những quyền nghĩa vụ trên (tức là những công việc liên quan đến đăng ký thuế, tư vấn về thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ miễn giảm, hoàn thuế…), còn làm các dịch vụ khác như: tư vấn rà soát kiểm toán, dịch vụ về khai các giao dịch liên kết, dịch vụ về giải trình với công an kinh tế, giải trình với đoàn thanh tra, kiểm tra; giải trình với các đoàn kiểm toán…

Xem thêm: Lớp ôn thi đại lý thuế

error: Content is protected !!